Skip to content
Cái Gì Đây

Cái Gì Đây

Bạn hỏi tui trả lời

  • Trang chủ
  • Ở đâu
  • Như thế nào
  • Tại sao
  • Cái gì
  • Là gì
  • Blog khác
  • Home
  • Giải đáp Du kích Hoàng Ngân lập chiến công ở đấu

Giải đáp Du kích Hoàng Ngân lập chiến công ở đấu

Posted on 05/08/2022 By Drhunghn No Comments on Giải đáp Du kích Hoàng Ngân lập chiến công ở đấu
Ở đâu
Đánh giá của bạn post

Những cống hiến, hy sinh thầm lặng của những thiếu nữ tuổi đôi mươi trong Đội Nữ du kích Hoàng Ngân đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ký ức về một thời kiên trung vẫn in đậm trong lòng những nữ du kích Hoàng Ngân năm xưa. 

Du kích hoàng ngân lập chiến công ở đấu

Nữ du kích Nguyễn Thị Ninh và gia đình bên di ảnh liệt sỹ, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Thị Khang

* Quyết không để lọt thư mật vào tay địch

Khoảng năm 1946, bà Nguyễn Thị Ninh, thôn Phạm Xá, xã Minh Tiến (Phù Cừ) được kết nạp vào đoàn thanh niên, hội phụ nữ cứu quốc và được giao phụ trách thiếu nhi. Khoảng năm 1948 – 1949, bà tham gia đội nữ du kích và được giao làm tổ trưởng tổ nữ du kích của xã. Thời điểm đó, bà thường xuyên cùng hoạt động với liệt sỹ, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính) là người tổ chức, chỉ huy Đội Nữ du kích Hoàng Ngân. Bà Ninh còn nhớ như in những kỷ niệm về bà Khang, ngày bà Khang bị bắt cũng như lúc bà Khang bị giặc sát hại. Với bà Ninh, bà Khang như một người chị, người bạn, người đồng đội thân thiết cùng ăn, cùng bàn bạc, tổ chức các hoạt động kháng chiến. Tham gia Đội Nữ du kích Hoàng Ngân, bà Ninh được giao nhiệm vụ đưa tài liệu, thư mật, che giấu cán bộ, nắm tình hình và tổ chức phá bốt địch. Sau khi bà Khang bị địch bắt vài ngày thì bà Ninh cũng bị bắt trong một lần đang đi đưa thư mật. Mặc dù lúc đó tình hình nguy cấp, địch đuổi theo ráo riết nhưng với sự nhanh trí của mình, bà Ninh đã kịp giấu thư mật vào bụi tre. Bị địch bắt đưa về bốt La Tiến, chúng đánh đập, tra tấn dã man nhưng bà quyết không khai. Cũng tại đây, bà tận mắt chứng kiến quân địch tra tấn và giết bà Khang. Bà Ninh chia sẻ: “Chính sự kiên trung, anh dũng của bà Khang khi bị địch giết hại đã tiếp thêm sức mạnh để tôi tiếp tục cùng anh chị em chiến đấu”. Sau đó, bà Ninh được giải cứu và trở về địa phương tiếp tục lãnh đạo Đội Nữ du kích Hoàng Ngân. 

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết thương xưa mỗi khi trở trời lại đau nhói. Trong đôi mắt còn sáng rực, tinh anh của bà Ninh là những giọt lệ dài mỗi khi nhớ về những ngày đã qua, những hy sinh của anh em, đồng đội. 

* Niềm vui sau mỗi trận đánh là đồng đội còn đông đủ

Du kích hoàng ngân lập chiến công ở đấu

Bà Hoàng Thị Mô kể về thời gian tham gia hoạt động Nữ du kích Hoàng Ngân

Tham gia Đội Nữ du kích Hoàng Ngân năm 1951, bà Hoàng Thị Mô, thôn Thổ Cầu, xã Nghĩa Dân (Kim Động) cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh. Nhiệm vụ chính của các bà là thâm nhập, dò đường, tổ chức, xây dựng phương án đánh đồn, phá bốt. Bà Mô chia sẻ: “Khi nhận được lệnh của trên là chúng tôi phân công nhau ai vào việc nấy để nắm tình hình, đưa thư cũng như bố trí, lên phương án đánh địch. Trận đánh bốt Trương hay trận đánh trên đường 38 là những trận đánh lớn khiến chúng tôi rất hồi hộp, lo lắng. Ta và địch thường xuyên phát loa tuyên truyền cho đối phương nhằm chiêu hàng. Địch và ta nói chuyện qua loa như giáp mặt vậy nhưng địch ở trong bốt còn ta thì nằm trong hầm hoặc khu vực bí mật. Thỉnh thoảng địch lại bắn đạn thị uy. Đạn bay rào rào khắp chốn nhưng chúng tôi cũng chẳng sợ vì biết chắc là địch chỉ bắn hú họa. Niềm vui lớn nhất với chúng tôi sau mỗi trận đánh không chỉ là tin thắng trận mà chính là thấy đồng đội, anh chị em trở về đông đủ, khỏe mạnh”. 

Dù đã ở tuổi gần 90 nhưng bà Mô vẫn khá nhanh nhẹn, hoạt bát. Đôi mắt sáng, giọng nói hào sảng của bà khi kể về một thời oanh liệt như tiếp cho chúng tôi ngọn lửa nhiệt huyết, sự tin tưởng. Ngày đó, tuổi đời mới chỉ 20 nhưng sự mưu trí, dũng cảm của các bà, những Nữ du kích Hoàng Ngân, đã khiến kẻ thù khiếp sợ, hoang mang. Hơn 60 năm đã trôi qua, nhưng kỷ niệm về những tháng năm trận mạc với người nữ du kích năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí bà Mô. Ngày nay, mỗi lần nhớ lại kỷ niệm năm xưa bà đều căn dặn con cháu mình phải chịu khó học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Được nghe lại câu chuyện của bà chúng tôi càng tự hào hơn về sự kiên trung, bất khuất, một lòng một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc của những Nữ du kích Hoàng Ngân và tự nhủ phải nỗ lực hơn nữa để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, xứng đáng hơn với những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh. 

* Nữ xã đội phó kiên trung

Năm nay, 83 tuổi, bà Ôn Thị Tân (thôn Yên Lịch, xã Dân Tiến, Khoái Châu) tuy đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, bước đi đã có phần chậm chạp nhưng khi câu chuyện đào hầm đánh địch của người xã đội phó Ôn Thị Tân được khơi gợi lại thì dường như những kỷ niệm một thời theo Đảng, theo kháng chiến vẫn còn nguyên vẹn, tươi mới trong bà.

Du kích hoàng ngân lập chiến công ở đấu

Bà Ôn Thị Tân (thôn Yên Lịch, xã Dân Tiến, Khoái Châu) 

Năm 16 tuổi, người con gái Ôn Thị Tân xinh đẹp, nết na của làng Yên Lịch đã giấu cha mẹ, bí mật tham gia hoạt động cách mạng. Đây cũng là thời gian mà quân địch hoạt động tuần tra, canh gác trên tuyến đường 39 rất nghiêm ngặt. Chúng cắm chặn các bốt Vân Trì, Lực Điền, Đào Viên… và tổ chức nhiều trận càn quét để hòng phá cơ sở hoạt động cách mạng của ta. Hàng nghìn người dân và chiến sỹ cách mạng của ta đã bị chúng tra tấn, giết hại một cách man rợ. Căm thù địch, bà Tân đã nhiều lần xin được tham gia vào Đội Nữ du kích Hoàng Ngân, nhưng do còn nhỏ tuổi nên bà chỉ được giao nhiệm vụ làm công tác giao liên, đưa thư liên lạc cho bộ đội. Năm 17 tuổi bà được tổ chức phân công làm xã đội phó xã Dân Tiến. Bắt đầu từ đây bà Tân đã tham gia hoạt động du kích, trực tiếp cùng dân quân trong xã tổ chức đánh địch bằng nhiều hình thức táo bạo như: Ném mìn, ném lựu đạn, phục kích, đào hầm, phá xe bọc thép… trên tuyến đường 39 làm cho địch hoang mang, lo sợ.

Xem thêm  Giải đáp Kem trị sẹo dermatix mua ở đâu

Nhớ lại chuyện cũ, bà Tân cho biết: Ngày ấy, cuộc sống khó khăn, mọi người trong gia đình đều đi sơ tán, chỉ còn mình bà ở lại địa phương tham gia hoạt động cách mạng. 2 đầu xã Dân Tiến địch cắm chặn các bốt Đào Viên và Lực Điền cùng với bốt Vân Trì tạo thành gọng kiềng 3 chân ép chặt vào xã Dân Tiến, nhưng tuyến đường 39 chạy qua xã Dân Tiến chỉ có khoảng 2km, nhưng quân địch rất hoang mang, lo sợ bởi những trận đánh táo bạo của Đội Nữ du kích Hoàng Ngân xã Dân Tiến.

Trận đánh ác liệt và đáng nhớ nhất mà bà Tân kể cho chúng tôi nghe là trận ném mìn đánh xe của địch. Trận đó, bà cùng lực lượng dân quân trong xã tiêu diệt được 2 tên địch và được tỉnh tặng giấy khen. Lần khác, bà nhận được nhiệm vụ phải đào hầm bí mật với cửa hầm được đặt tại chính ngôi nhà mẹ đẻ của bà để bảo vệ cán bộ nằm vùng. Đội Nữ du kích Hoàng Ngân của bà miệt mài đào được nửa tháng thì bị lộ do có chỉ điểm. Quân địch ập vào nhà bà nổ súng bắn chết 3 đồng chí. Sau trận đó bà bị địch lùng sục ráo riết, tuy nhiên nhờ sự khôn khéo, nhanh nhạy mà bọn địch không thể bắt được bà. Năm 19 tuổi, trong một trận đào hầm, đánh độn thổ bắt lính dõng, bà Tân đã bị thương vào đầu. Bà được đồng đội đưa về điều trị bí mật nửa năm. Sau khi khỏe mạnh, bà lại trở về xã Dân Tiến tiếp tục hoạt động du kích và tham gia trận đánh bốt Đào Viên.  

Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua, nhưng kỷ niệm về những tháng năm trận mạc của người nữ du kích năm xưa thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí bà Tân. Bà Tân kể, bà được Bác Hồ tặng 1 cuộn len và được Bác Tôn Đức Thắng tặng 1 chiếc áo ấm mùa đông. Những kỷ niệm đó tuy đơn sơ nhưng bà yêu quý và trân trọng vô cùng. Mỗi năm, khi mùa đông đến bà lại nhớ về những món quà đó với lòng biết ơn vô tận.  

Nhóm PV

Nhân dân Hưng Yên giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng, chính nơi đây cũng là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Lực lượng Nữ du kích Hoàng Ngân Hưng Yên đã lập được nhiều chiến công, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. Thành tích ấy không chỉ tính bằng số trận đánh làm cho giặc Pháp bao phen khiếp vía kinh hồn, số địch bị tiêu diệt, lượng vũ khí thu được từ tay địch… mà hơn tất cả là ở lòng căm thù giặc, sự mưu trí dũng cảm, sự kiên cường bất khuất, không chịu lùi bước trước kẻ thù của các chị, các mẹ.

Trước khi phong trào Nữ du kích Hoàng Ngân ra đời, đầu năm 1947, trung đội nữ du kích Trưng Trắc đã được thành lập, đó là trung đội nữ du kích tập trung đầu tiên của Hưng Yên, tiền thân của đội ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ đã đánh nhiều trận, tiêu diệt nhiều địch và tổ chức được nhiều cuộc diễn thuyết, tuyên truyền vận động nhân dân, gây được tiếng vang lớn. Đầu năm 1950, theo yêu cầu nhiệm vụ chung của cuộc kháng chiến, lực lượng du kích đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các thôn, xã trong toàn tỉnh, phong trào ngày càng lan rộng thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia.

Ngày 02/02/1950, tại thôn Muội Sảng, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hội phụ nữ Hưng Yên đã tổ chức lễ truy điệu chị Hoàng Ngân – Bí thư Trung ương Đoàn phụ nữ cứu quốc Việt Nam. Để học tập tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của chị Hoàng Ngân, đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh cách mạng của phụ nữ Hưng Yên, toàn thể chị em dự lễ truy điệu đã thống nhất đề nghị Tỉnh uỷ Hưng Yên cho thành lập ‘‘đội Nữ du kích Hoàng Ngân’’ là một bộ phận của lực lượng vũ trang trong tỉnh, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và tỉnh đội Hưng Yên (nay là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên). Ngày 09/12/1950, tại Thái Bình, Tỉnh uỷ Hưng Yên họp Hội nghị đặc biệt ra Nghị quyết xây dựng đội Nữ du kích Hoàng Ngân của tỉnh.

Tỉnh uỷ giao cho Tỉnh đội và Tỉnh Hội phụ nữ phối hợp mở trường đào tạo – phát triển cán bộ lấy tên là ‘‘Trường Hoàng Ngân’’ và ‘‘Đội Nữ du kích Hoàng Ngân’’ được tổ chức thành hệ thống từ xã, huyện, tỉnh. Từ đây phong trào Nữ du kích Hoàng Ngân phát triển mạnh mẽ, chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 2/1950 đến tháng 7/1952 đội nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đã có 7.365 chị em tham gia.

Xem thêm  Giải đáp Quốc gia trigese ở đâu

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, lực lượng Nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên thực sự là lực lượng chiến đấu giữ vai trò quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân, đã lập nhiều chiến công lẫy lừng, phát huy được vai trò đấu tranh hợp pháp, làm tốt nhiệm vụ giao thông liên lạc, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở, vận động nguỵ binh, gây nhân mối làm nội ứng trong trong các đồn bốt địch, nuôi dưỡng chăm sóc thương binh, tham gia cùng với quân và dân trong tỉnh đánh hơn 1.000 trận thắng lợi làm cho địch phải nhiều phen khiếp vía kinh hoàng. Đó không những là niềm tự hào lớn lao của phụ nữ Việt Nam mà còn ghi sâu vào tâm tưởng của những người dân Hưng Yên, một nét độc đáo, một ấn tượng sâu sắc, khó quên về người phụ nữ, bề ngoài rất hiền lành bình dị, nhưng lại thông minh, mưu trí, táo bạo dũng cảm trước kẻ thù, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hy sinh mất mát để giữ vững chính quyền cách mạng, chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đã có hàng trăm nữ du kích Hoàng Ngân chiến đấu, anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, tiêu biểu là nữ Anh hùng liệt sĩ Bùi Thị Cúc, Trần Thị Tý, Vũ Thị Kính (tức Trần Thị Khang), đặc biệt chị Bùi Thị Cúc đã được Bác Hồ tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang” và biết bao nhiêu phụ nữ trung kiên trong chiến đấu, hình ảnh và tên tuổi các chị còn mãi mãi lưu truyền cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam và nhân dân Hưng Yên noi theo. Đội nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên xứng đáng được đồng chí Nguyễn Thị Thập, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đọc tặng 4 câu thơ của đồng chí Xuân Thuỷ tặng phụ nữ Việt Nam:

‘‘ Vừa hiền, vừa dịu lại vừa tươi

Mà lúc xông pha mạnh tuyệt vời

Đánh giặc, lo nhà, xây dựng nước

Đảm đang lừng lẫy bốn phương trời’’

Các chị mãi là niềm tự hào của của nhân dân, của phụ nữ và của lực lượng vũ trang tỉnh Hưng Yên, như lời đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói: ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân là biểu tượng sinh động trong muôn vàn tấm gương tiêu biểu cho truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam nói chung, nhất là phụ nữ trong thời đại Hồ Chí Minh. Du kích Hoàng Ngân còn là bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một trang sử vàng chói lọi, một bài học lớn trong chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, có tác dụng to lớn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại của dân tộc. Bài học đó – bài học về công tác phụ vận của Đảng vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới’’. (Trích lời giới thiệu của đồng chí Đỗ Mười trong cuốn Nữ du kích Hoàng Ngân – NXB Quân đội Nhân dân, năm 1996).

Do có những thành tích xuất sắc, đội Nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đã được cử 01 trung đội đại diện cho Nư du kích các tỉnh Miền Bắc tham gia cuộc diễu binh lớn, chào mừng Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thủ đô sau 9 năm kháng chiến, nhân dịp Quốc khánh 02/9/1955. Đội Nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên được Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm phổ biến cho các tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam và Miền Bắc.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống pháp, Nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương chiến công Hạng 3; có 3 Nữ du kích Hoàng Ngân là liệt sĩ được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ; 25 chị được tặng huy hiệu Bác Hồ và hàng chục ngàn chị em được tặng thưởng Huân chương, huy chương, bằng, giấy khen; 77.000 phụ nữ đạt danh hiệu 3 đảm đang; 30 đơn vị dân quân tự vệ nữ đạt danh hiệu đơn vị quyết tháng 3 năm liền.

Ngày 10/4/2001, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 287/2001/QĐ – CTN phong tặng Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên. Được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh uỷ Hưng Yên, ngày 20/12/2001, Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Hưng Yên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân.Đây là phần thưởng cao quý, là niềm tự hào của các thế hệ phụ nữ Hưng Yên nói riêng và nhân dân Hưng Yên nói chung.

Phát huy truyền thống cách mạng của lực lượng Nữ du kích Hoàng Ngân năm xưa, các tầng lớp phụ nữ Hưng Yên hôm nay nguyện sống xứng đáng với các thế hệ đi trước, không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt, luôn phát huy vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, dù ở những cương vị, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, bằng bản lĩnh, nghị lực, tài năng, phẩm chất tốt đẹp của mình luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X.

Bài viết được chia sẻ bởi caigiday.com

Post navigation

❮ Previous Post: Giải đáp Mua socola nhập khẩu ở đâu
Next Post: Giải đáp Trị mụn ở đâu tốt tphcm ❯

Có thể bạn quan tâm

Hoc chung chi day lai xe o dau
Ở đâu
Giải đáp Học chứng chỉ dạy lái xe ở đâu
04/08/2022
Ở đâu
Giải đáp Xin giấy xác nhận y tế ở đâu
25/07/2022
Ở đâu
Giải đáp Thuốc trừ sâu mua ở đâu bình dương
25/07/2022
Giai dap xin giay phep dang ky kinh doanh o
Ở đâu
Giải đáp Xin giấy phép đăng ký kinh doanh ở đâu
01/08/2022
Ở đâu
Giải đáp Socola đen nguyên chất mua ở đâu adelaide nam úc
23/07/2022
Mot qua cau nho tich dien co khoi luong m bang 0 1 gam duoc treo o dau mot soi chi manh f4d432b01a4029bdb37f52577464586a
Ở đâu
Giải đáp Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m bằng 0 , 1 gam được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh
01/08/2022
Ở đâu
Giải đáp Sữa rửa mặt gorgeus mua ở đâu
09/08/2022
Dong bang chau a phan bo chu yeu o dau
Ở đâu
Giải đáp Đồng bằng châu á phân bố chủ yếu ở đâu
08/08/2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

  • Giải đáp Đại học Công nghiệp Hà Nội năm đầu học ở đầu
  • Giải đáp Mua cây giống cherry mỹ ở đâu
  • Topping NX4 DSD driver
  • Nghĩa của Thuốc modafinil là gì
  • Nghĩa của Nhận diện luồng xanh là gì

Danh mục

  • Blog khác
  • Cái gì
  • Là gì
  • Như thế nào
  • Ở đâu
  • Tại sao
  • Toplist
  • Điều khoản bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Copyright © 2022 Cái Gì Đây – Bạn hỏi tui trả lời.